CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG SÁNG TẠO
Tại Sáng Tạo, sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng một quy trình làm việc chuyên nghiệp và minh bạch là chìa khóa để tạo ra những công trình chất lượng và vượt trội. Dưới đây là các bước chính trong quy trình thiết kế và xây dựng của Sáng Tạo, được xây dựng dựa trên sự tận tâm và kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ Sáng Tạo.
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CÔNG TY SÁNG TẠO
1. Tiếp Nhận Yêu Cầu:
- Khách hàng liên hệ với công ty qua mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube, Zalo, điện thoại hoặc trực tiếp tại văn phòng.
- Đội ngũ tư vấn sẽ lắng nghe và ghi nhận các yêu cầu, mong muốn của khách hàng về dự án.
2. Khảo Sát và Tư Vấn:
- Tiến hành khảo sát thực tế tại địa điểm xây dựng.
- Đưa ra các tư vấn sơ bộ về thiết kế, phong cách kiến trúc, và các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
3. Thiết Kế Sơ Bộ:
- Lên ý tưởng và thiết kế sơ bộ mặt bằng kiến trúc
- Trình bày bản vẽ sơ bộ cho khách hàng xem xét và góp ý. Dựa trên phản hồi của khách hàng, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bản vẽ thiết kế mặt bằng.
- Công ty tiến hành nhận tiền cọc từ khách hàng để bắt đầu các bước tiếp theo trong quy trình thiết kế và thi công
4. Ký Kết Hợp Đồng:
- Sau khi khách hàng đồng ý với thiết kế 3D phối cảnh mặt tiền và bảng giá, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thi công. Khách hàng sẽ được giảm 70% tiền thiết kế.
5. Hoàn Thiện Thiết Kế:
- Dựa trên phản hồi của khách hàng, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bản vẽ thiết kế chi tiết.
- Đảm bảo thiết kế cuối cùng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
6. Thi Công và Giám Sát:
- Triển khai thi công theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
- Đội ngũ giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.
7. Nghiệm Thu và Bàn Giao:
- Sau khi hoàn thành thi công, tiến hành nghiệm thu công trình với sự tham gia của khách hàng.
- Bàn giao công trình và hướng dẫn sử dụng, bảo trì.
8. Bảo Hành và Hỗ Trợ Sau Bàn giao:
- Cam kết bảo hành công trình theo các điều khoản đã thỏa thuận.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng và bảo trì công trình.
Công ty Sáng Tạo luôn nỗ lực mang đến những giải pháp tối ưu và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, từ khâu thiết kế đến thi công và bảo hành.
Để mang đến cho khách hàng những công trình không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn bền vững theo thời gian, Sáng Tạo luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Bí quyết của chúng tôi nằm ở quy trình thi công được kiểm soát chặt chẽ đến từng chi tiết. Hãy cùng khám phá quy trình thi công chuyên nghiệp của Sáng Tạo, nơi chất lượng được xây dựng từ nền móng:
QUY TRÌNH VỀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Chỉ huy trưởng, giám sát và đội trưởng cần thi công đúng theo bản vẽ thiết kế, đối chiếu với bản vẽ xin phép. Nếu bản vẽ thiết kế có sai lệch hoặc thay đổi, đội trưởng cần báo ngay cho người giám sát công trình để kịp thời xử lý.
1. AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ TRÊN HẾT
1.1 Điện: Điện sử dụng trong công trình phải được đội trưởng và giám sát kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu công việc, vào mỗi buổi sáng. Che chắn kỹ càng các thiết bị điện ngoài trời như máy tời, máy trộn, máy cắt, và tất cả các dụng cụ, máy móc phải sử dụng CB chống giật. Luôn nhắc nhở anh em đứng máy cẩn thận, kiểm tra nguồn điện và dây điện trước khi khởi động máy.
1.2 Cốt thép: Lắp dựng cốt thép phải đúng trình tự thiết kế và theo hướng dẫn của giám sát. Trang bị đầy đủ bao tay và nón bảo hộ trong quá trình làm việc. Khi vận chuyển cốt thép lên cao cần chú ý tránh va chạm và rơi rớt.
1.3 Ván khuôn: Trong quá trình thi công ván khuôn, phải kiểm tra giàn giáo, cây chống, giàn thao tác và đường đi lại để đảm bảo chắc chắn và ổn định. Nếu có dấu hiệu lỏng lẻo, cần sửa chữa và gia cố cẩn thận trước khi thi công. Công nhân làm việc trên cao (mái, cột cao, giàn giáo cao) phải trang bị dây đeo an toàn. Khi tháo dỡ ván khuôn, cần chú ý đến người đi lại bên dưới và bố trí người cảnh báo. Tuyệt đối không đùa giỡn trong quá trình làm việc.
2. ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH:
2.1 Trước khi định vị công trình, chủ đầu tư phải thuê đơn vị trắc đạt để cắm mốc và bàn giao mốc công trình cho nhà thầu (có biên bản cắm mốc).
2.2 Người giám sát cần thống nhất với chủ đầu tư về vị trí cắm ranh đất, ranh xây dựng theo đơn vị trắc đạt và cốt sàn trệt so với mặt đường, ghi rõ vào biên bản và chủ đầu tư ký xác nhận.
2.3 Phần thô phải được trừ thụt vào 4cm so với lộ giới.
2.4 Khi định vị, cần phải đóng hệ Gabari gỗ và ván, hệ Gabari phải cân bằng cốt (dùng ống cân nước hoặc máy laser) trước khi đo kích thước.
2.5 Kiểm tra góc vuông: Nếu nhà lớn dùng dãy số 3m; 4m; 5m (3m và 4m là cạnh góc vuông, 5m là cạnh xéo). Nếu nhà nhỏ dùng dãy số 1,5m; 2m; 2,5m (1,5m và 2m là cạnh góc vuông, 2,5m là cạnh xéo).
2.6 Sau khi định vị trục, đội trưởng và giám sát công trình phải kiểm tra lại kích thước trục ít nhất một lần để tránh nhầm lẫn hay sai sót.
CÁCH CẮM MỐC CHO RANH ĐẤT VÀ CÔNG TRÌNH
3. QUY TRÌNH KIỂM TRA VẬT TƯ:
+ Giám sát và đội trưởng phải kiểm tra chủng loại vật tư như sắt, xi măng, gạch, ống nước, dây điện, đế âm có đúng theo hợp đồng mới nhận, nếu không phải trả về. Vật tư cát, đá phải đúng với mẫu trình ban đầu, nếu không cho trả về.
4. THI CÔNG MÓNG:
4.1 Lớp bê tông bảo vệ: Móng 30mm, dầm móng 30mm, sàn tầng trệt 20mm. Dùng cục kê bê tông đúc sẵn kê sắt móng, dầm, sàn, cột và sắt chân chó để kê giữa các lớp sắt sàn. ( trong đó sắt chân chó là dùng để kê giữa 2 lớp sắt sàn nếu sàn 2 lớp)
4.2 Nếu móng tầng hầm hoặc vùng có nước ngầm, cần đặt ống thoát nước móng D90, nối tất cả các hố móng lại thu về hố ga, đáy hố ga thu nước cần sâu hơn hố móng ít nhất 350mm và bơm nước từ hố ga ra cống thoát chung.
4.3 Kiểm tra cốt hố móng liên tục để đảm bảo đúng cốt thiết kế.
4.4 Đối với cọc, đánh dấu cốt cần cắt chu vi đầu cọc tại vị trí cắt và cắt cọc quanh chu vi để tránh đục bể thâm cạnh cọc.
4.5 Khi xây gạch làm cốt pha móng, căng dây theo trục và kiểm tra tránh lệch. Xây tường 200mm cho hố móng sâu, lớn; 100mm cho hố nhỏ.
4.6 Nếu móng không có nước ngầm, cần đục lỗ đặt ống thoát nước D114 dưới hố móng để phòng trường hợp ngập nước do mưa. Khi đó, dùng máy bơm để bơm nước ra khỏi hố móng, đảm bảo hố móng luôn khô ráo.
4.7 Vệ sinh hố móng, hố đà kiềng, dầm móng trước khi lắp cốt thép. Lắp đặt sắt móng, sắt dầm và sắt cột, đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng. Trước khi lắp dựng sắt cột móng, cần căng dây, kiểm tra góc ke và kích thước trục của cột. Tiến hành lắp sắt cột theo dây đã căng để tránh sai kích thước trục cột. Sau khi lắp xong sắt cột, cần bô ít nhất 4 đai định vị sắt cột và dùng nilon bao che sắt cột.
4.8 Quy trình thi công sàn trệt:
• Vào đất tưới nước và đầm kỹ.
• Trải đá 4x6 và vữa hồ, đầm kỹ.
• Lắp sắt sàn và kê lớp sàn dưới bằng cục kê bê tông.
4.9 Trước khi đổ bê tông, vệ sinh, xịt nước rửa sạch và bơm khô ráo hố móng. Tưới hồ dầu lên đầu cọc.
4.10 Hố ga: Đất dưới hố ga phải được long nước, đầm chặt, đáy hố ga đổ bê tông cốt thép, và để chờ 4 sắt d8 để neo vào sàn bê tông trệt, tránh sụt lún và tắt nghẽn.
5. THI CÔNG TẦNG HẦM:
5.1 Lớp bê tông bảo vệ: Móng 30mm, dầm móng 30mm, sàn tầng hầm 25mm, thành tầng hầm 25mm. Dùng cục kê bê tông đúc sẵn để kê móng, cột, dầm, sàn và sắt chân chó để kê giữa các lớp sàn.
5.2 Chỉ huy trưởng hoặc giám sát cần có bản vẽ biện pháp thi công chống sạt lở tầng hầm bằng sắt cừ C và hệ giằng I, bố trí hố ga thu nước móng.
5.3 Ép cừ C trước khi ép cọc chịu lực để giảm ảnh hưởng nhà bên cạnh.
5.4 Khi thi công tầng hầm, cần ép cừ C chắn đất và đào đất kết hợp gông giằng hệ cừ C bằng sắt I để đảm bảo không bị sạt lở và ảnh hưởng nhà bên cạnh. Cừ C được ép kín quanh chu vi tầng hầm và hố ga thu nước móng. Khi ép cừ C, khoảng trống giữa cừ C và nhà bên cạnh sẽ xuất hiện. Đội ngũ giám sát và đội trưởng phải chỉ đạo thợ phụ san lấp khoảng trống bằng cát và xịt nước lèn chặt để tránh sạt lở và nghiêng nhà bên cạnh. Khi đào đất đến đâu, cần hàn sắt I và gông giằng đến đó. Đội ngũ giám sát và đội trưởng cần bám sát thi công một cách chặt chẽ.
5.5 Kiểm tra cốt pha móng và đặt ống thoát nước D90 nối với hố ga thu nước.
5.6 Đóng đinh ván ép vào sắt C để tránh bê tông dính vào. Vệ sinh hố móng, dầm móng trước khi lắp cốt thép.
5.7 Đổ bê tông lót đá 4x6 cho sàn tầng hầm, lắp dựng sắt sàn, kê lớp sàn dưới bằng cục kê bê tông và sắt chân chó.
5.8 Đưa tấm chống thấm waterstop vào vị trí sau khi lắp lớp sắt thành hầm mặt ngoài.
5.9 Với hố bít thang máy, cần dùng ván phủ phim, xà gồ sắt hộp và kích tăng.
5.10 Trước khi đổ bê tông móng, dầm sàn hầm, vệ sinh, xịt nước rửa sạch và bơm khô ráo hố móng.
5.11 Đổ bê tông móng, dầm sàn cùng với thành hầm cao 100mm, sử dụng bê tông chống thấm.
5.12 Lắp dựng cốt thép và cốt pha thành hầm, đảm bảo chắc chắn trước khi đổ bê tông.
5.13 Đổ bê tông thành hầm từng lớp cao 800mm, sử dụng bê tông R14 để nhanh đạt cường độ tháo cừ C.
5.14 Sau khi tháo cừ C, tiếp tục thi công cốt pha dầm sàn tầng trệt (nắp tầng hầm).
6. CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP:
6.1 Lớp bê tông bảo vệ: Cột 25mm (khi đặt cốt đai cần trừ đúng lớp bê tông bảo vệ). Dùng cục kê bê tông đúc sẵn để kê.
6.2 Căng dây theo trục, kiểm tra góc vuông, định vị cột, kẻ chân cột bằng bút xóa, dùng ván đóng định vị chân cột.
6.3 Thi công cột lầu: Thả dọi từ tầng trệt để lấy độ thẳng đứng từ cột trệt dẫn lên. Tránh lấy theo nhà bên cạnh vì có thể không thẳng.
6.4 Cốt pha cột: Dùng ván mới, vệ sinh chân cột trước khi dựng cốt pha. Mặt cửa đổ bê tông đầu tiên cách chân cột 60cm để tránh bị rỗ. Đảm bảo độ thẳng đứng của cột trước khi đổ bê tông. Tại các vị trí cột có tường xây, cần đóng râu thép vào ván khuôn.
6.5 Cốt thép chờ cột: Chờ so le để đảm bảo thép cột không nối quá 50% trên cùng một mặt cắt. Ví dụ, thép cột 8 cây D18 thì chờ 4 cây dài và 4 cây ngắn (chiều dài ≥40d) và so le nhau.
6.6 Trước khi đổ bê tông cột, kiểm tra sắt chờ đà lanh tô cửa, vệ sinh, xịt nước rửa sạch chân cột.
6.7 Bê tông cột: Pha hồ dầu đổ lên đầu cột, kiểm tra cốt pha cột chắc chắn trước khi đổ bê tông. Dùng đầm dùi cầm tay để đầm kỹ, nếu không dùng thanh sắt để đầm. Gõ xung quanh mặt ván cột để tránh rỗ cột. Nếu cốt pha bị bung, tháo cốt pha đến vị trí bung, đóng lại và kiểm tra độ thẳng cột, đạt độ thẳng đứng mới cho đổ bê tông.
6.8 Sau khi tháo cốt pha cột, dẫn cốt 1m và đánh dấu ngang bằng bút xóa cho tất cả các cột.
7. DẦM SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP:
7.1 Lớp bê tông bảo vệ: Dầm 25mm, cột 25mm, sàn 15mm. Dùng cục kê bê tông đúc sẵn để kê sắt dầm sàn và sắt chân chó để kê giữa 2 lớp sắt sàn.
7.2 Cốt pha dầm sàn: Khi thả hộc đà, căng dây kiểm tra độ thẳng, góc vuông và cốt cao độ của hộc đà. Kiểm tra độ chắc chắn của hệ cốt pha, dàn giáo, cây chống trước khi đổ bê tông.
7.3 Quy định nối thép:
• Nối cốt thép dầm: Thép lớp trên nối giữa dầm, thép lớp dưới nối gần sát cột.
• Nối cốt thép sàn: Thép lớp trên nối so le tại vị trí giữa ô sàn, thép lớp dưới nối so le tại vị trí sát mép dầm. Chiều dài nối tối thiểu ≥40d.
7.4 Trước khi đổ bê tông, vệ sinh, xịt nước rửa sạch đầu cột, dầm sàn, và tưới hồ dầu vào đầu cột.
7.5 Bê tông dầm sàn: Đầm dùi kỹ khi đổ bê tông, đặc biệt tại nút giao giữa cột và đà để tránh rỗ.
7.6 Quy định tháo cốt pha: Việc tháo cốt pha phải được người giám sát công trình đồng ý, yêu cầu tháo cốt pha phải đủ ngày bê tông đạt 80% cường độ thiết kế. Trường hợp bê tông tuy đạt 80% cường độ nhưng dầm sàn tầng trên liền kề đổ bê tông chưa được 7 ngày cũng không được tháo cốt pha dầm sàn tầng dưới.
7.7 Nhịp dầm 7,5m trở lên thì 23 ngày mới được tháo cốt pha (nếu bê tông không có phụ gia tăng cường độ).
CÁCH KÊ THÉP SÀN ĐẠT CHUẨN
CHỌN CỤC KÊ BÊ TÔNG HAY SẮT CHÂN CHÓ ĐỂ KÊ SẮT SÀN
TẠI SAO ĐỔ BÊ TÔNG SÀN VỆ SINH ÂM 5CM
8. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG VÀ BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG:
8.1 Khi đổ bê tông, phải đầm kỹ để tránh bị rỗ. Một số vị trí dễ bị rỗ như chân cột, nút giao giữa cột và đà dầm, bảng cầu thang, sàn mái xiên.
8.2 Bê tông móng, dầm sàn: Sau khi đổ bê tông, trải bao bố để bảo dưỡng, phun nước tạo hạt mưa sau 20 phút. Tưới nước thường xuyên ít nhất 7 ngày đầu.
8.3 Bê tông cột: Sau khi tháo cốt pha, thường xuyên tưới nước bảo dưỡng. Tưới lần 1 vào đầu giờ làm việc, lần 2 trước khi nghỉ trưa, lần 3 đầu giờ buổi chiều, lần cuối trước khi kết thúc ngày làm việc. Duy trì tưới bảo dưỡng ít nhất 7 ngày kể từ ngày gỡ cốt pha.
CÁCH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG KHÔNG LO BỊ NỨT
9. NỐI THÉP VÀ ỐNG THOÁT TRÀN:
9.1 Chiều dài nối thép tối thiểu ≥40d (d là đường kính thép).
9.2 Đặt ống thoát tràn trên sàn sân thượng và sàn mái, đặt ống D49 cách sàn bê tông 7cm.
CÁCH ĐẶT ỐNG THOÁT TRÀN TRÁNH NƯỚC MƯA TRÀN VÀO NHÀ
10. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG:
10.1 Trước khi xây, căng dây kiểm tra góc vuông, định vị tường. Khi xây, thả lèo thẳng đứng và căng dây ngang bằng. Đảm bảo tường thẳng đứng và giao các phòng vuông góc.
10.2 Sau khi xây 24 giờ, bắt đầu tưới nước bảo dưỡng. Duy trì tưới bảo dưỡng tường tối thiểu 6 ngày (tưới vào đầu giờ làm việc, cuối giờ nghỉ trưa, đầu giờ chiều và cuối giờ làm việc).
10.3 Tại vị trí tường biên giáp nhà bên cạnh, không quay đầu lớp gạch giằng để tránh nước thấm qua lỗ gạch.
10.4 Tại vị trí ô cửa, xây gạch đinh để khi gắn cửa bắn vít chắc chắn hơn (trừ cửa gỗ).
10.5 Với nhà có thang máy, tường bên trong hố thang sẽ thụt vào so với đà bê tông 1,5cm để khi tô sẽ bằng đà bê tông. Đà bê tông trong hố thang không tô để dễ thi công bắt bu lông, bát liên kết.
CÁCH CHỐNG XỆ CỬA ĐI, CỬA XỔ
CÁCH DỰNG CỬA GỖ TỰ NHIÊN CHUẨN ĐẸP
11. CÔNG TÁC TÔ TƯỜNG:
11.1 Toàn bộ tường cần gém thẳng đứng, kiểm tra góc vuông trước khi tô, tưới nước trước khi tô. Độ dày lớp hồ tô thường dày 1,5cm.
11.2 Tại vị trí tường giáp cột đà bê tông, cần đóng lưới thép trước khi tô để chống nứt.
11.3 Trước khi tô trát cấu kiện bê tông, cần tưới nước tạo ẩm, trét lớp hồ dầu, sau đó mới bắt đầu tô trét.
11.4 Sau 24 giờ kể từ khi tô trát xong tường, tiến hành tưới nước bảo dưỡng liên tục trong 6 ngày.
11.5 Với các chi tiết gờ chỉ, phào, cần đóng đinh thép hoặc khoan cấy thép để tăng độ liên kết, được giám sát đồng ý.
GHI CHÚ: Trước khi tô tường mặt ngoài, kiểm tra lại kích thước bề ngang ngôi nhà tránh lấn sang đất nhà liền kề.
GÉM TƯỜNG THẰNG PHẲNG, VUÔNG GÓC TRƯỚC KHI TÔ
CÁCH THI CÔNG CHỐNG NỨT TƯỜNG BẰNG LƯỚI THÉP
CÓ CẦN TRÁT BÊN TRONG HỐ THANG MÁY HAY KHÔNG?
12. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM:
12.1 Chống thấm tường bao ngoài giáp nhà: Dùng tôn láng dày 4 dem lận chống thấm, đóng đinh liên kết vào tường, dùng keo Apollo Silicone Sealant A500.
12.2 Chống thấm tại vị trí ống nước xuyên sàn:
+Bước 1: Đục sàn xung quanh ống nước tạo hình phễu, xịt nước rửa, vệ sinh sạch bề mặt bê tông. Giám sát kiểm tra đảm bảo sạch.
+Bước 2: Trộn sika grout theo tỷ lệ, đổ vào lỗ sàn xung quanh ống nước, đảm bảo sika đầy lỗ đục.
12.3 Chống thấm sàn vệ sinh, sàn sân thượng, sàn mái:
+Bước 1: Đục vữa hồ, xịt nước rửa sạch sàn bê tông. Giám sát kiểm tra đảm bảo sạch.
+Bước 2: Trộn sika latex với hồ dầu theo tỷ lệ, quét lên sàn bê tông hoặc dùng Sika Topseal 107. Giám sát kiểm tra đảm bảo sau 24h.
+Bước 3: Trộn hồ cán lát gạch với sika theo tỷ lệ trên bao bì.
GHI CHÚ: Nhà vệ sinh cần ốp gạch tường trước khi làm chống thấm theo 3 bước trên.
12.4 Chống thấm tại vị trí hộp gen tiếp xúc sàn vệ sinh hay sàn ngoài trời: Đổ bê tông dày bằng tường hộp gen, cao hơn sàn 20cm, liên kết với sàn bê tông.
12.5 Chống thấm tại ngạch cửa tiếp xúc sàn ban công, sân thượng, sân sau, sảnh trước: Sau khi lát sàn trong nhà xong, vệ sinh, xịt nước rửa sạch tại ngạch cửa, khi khô ráo quét chống thấm bằng sika Topseal 107 để ngăn nước thấm.
GHI CHÚ:
1. Quy trình chống thấm phải thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì nhà sản xuất.
2. Thi công chống thấm cần chụp hình, quay video gửi vào nhóm công trình, giám sát kiểm tra đạt mới thi công cán hồ lát gạch.
CÁCH CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG NGẠCH CỬA BAN CÔNG
CÁCH LÀM HỘP GEN TRÊN MÁI KHÔNG BỊ THẤM
CÁCH ĐI ỐNG MÁY LẠNH ĐỂ NƯỚC MƯA KHÔNG TRÀN VÀO NHÀ
CÁCH LÀM Ô GIẾNG TRỜI CHỐNG NƯỚC MƯA CHẢY VÀO NHÀ
CÁCH LÀM Ô GIẾNG TRỜI CHỐNG NƯỚC MƯA CHẢY VÀO NHÀ
13. CÔNG TÁC CẤP THOÁT NƯỚC:
13.1 CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC:
13.1.1 Sử dụng LƠI và Y, hạn chế tối đa việc sử dụng CO và T.
13.1.2 Ống treo trần cần dùng ty treo lên trần, khoảng cách ty treo đảm bảo đủ lực treo chắc chắn và không bị võng ống.
13.1.3 CHỐNG HÔI: Tầng 1 (trệt) dùng con thỏ chống hôi D90 tại vị trí cuối thiết bị như phễu thu sàn cho nước sinh hoạt.
13.1.4 CHỐNG HÔI: Tầng 2 trở lên dùng con thỏ chống hôi tại vị trí cuối thiết bị như phễu thu sàn cho nước sinh hoạt.
13.1.5 CHỐNG HÔI: Nước mưa dùng con thỏ tại vị trí hố ga.
13.1.6 Ống thoát cho chậu rửa chén đi riêng biệt đến hố ga. Ưu tiên cho hố ga có ống thoát nước mưa để nước mưa tống cặn dầu mỡ ra cống ngoài đường, tránh nghẹt ống. Không dùng con thỏ chống hôi để tránh nghẹt ống.
13.1.7 Ống thoát nước máy giặt không làm chống hôi.
13.1.8 Ống thoát nước máy lạnh làm chống hôi (có thể đấu vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sinh hoạt chống hôi).
13.1.9 Bắt buộc đặt ống thoát tràn trên sàn sân thượng và sàn mái, đặt ống D49 cách sàn bê tông 7cm.
13.1.10 Giám sát và chỉ huy kiểm tra kỹ hệ thống thoát nước tầng trệt và các tầng lầu. Kiểm tra con thỏ chống hôi tại hố ga và trần lầu. Chụp hình vị trí ống tại hố ga và hầm phân, gửi vào nhóm trước khi đậy nắp. Chụp hình toàn bộ hệ thống thoát cấp các tầng lầu và gửi vào nhóm công trình lưu giữ để xử lý khi cần.
CÁCH CHỐNG HÔI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
13.2 CÔNG TÁC CẤP NƯỚC:
13.2.1 Ống treo trần cần dùng ty treo lên trần, khoảng cách ty treo đảm bảo đủ lực treo chắc chắn và không bị võng ống.
13.2.2 Van khóa nước nóng, lạnh cũng được đặt treo trên trần, khi đóng trần thạch cao cần có nắp thăm. Cấm đi ống nóng lạnh trên sàn vệ sinh.
13.2.3 Ống cấp nước lạnh ra vòi ban công và sân thượng phải đi trên sàn bê tông, không được đục xuyên sàn bê tông để tránh thấm sàn về sau.
CÁCH KIỂM TRA ÁP CHO ỐNG CẤP TRƯỚC KHI XÂY HỘP GEN
CÁCH ĐI ỐNG CẤP CHỐNG THẤM TỐT CHO NHÀ VỆ SINH
14. CÔNG TÁC ĐIỆN ÂM TƯỜNG:
14.1 Thi công theo bản vẽ thiết kế. Nếu phát hiện bất hợp lý, báo ngay giám sát công trình.
14.2 Ống luồn đi ra ban công, sân thượng, sàn ngoài trời, sàn trên mái phải dùng ống cứng.
15. CÔNG TÁC SƠN NƯỚC:
15.1 Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường cần trét bột, kiểm tra độ ẩm tường để đảm bảo khô ráo. Nếu cần, vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường. Khuấy bột trét bằng máy và thi công trong vòng 2 giờ. Trét bột 2 lớp, cách nhau 1-2 giờ. Sau khi trét bột khoảng 24 giờ, dùng giấy nhám chà mịn, làm phẳng mặt tường. Kiểm tra độ gợn sóng bằng đèn, nếu chưa đạt cần làm lại.
15.2 Bước 2: Giám sát kiểm tra lớp trét bột hoàn thiện. Sau khi đảm bảo chất lượng, tiến hành lăn sơn lót chống kiềm, nấm mốc, và chống thấm. Kiểm tra kỹ lớp sơn lót, đặc biệt là tường ngoài trời, trước khi lăn sơn phủ màu. Sơn phủ màu lăn 2 lớp, cách nhau 2 giờ.
16. CÔNG TÁC ỐNG ĐỒNG MÁY LẠNH:
16.1 Ống đồng máy lạnh nhập từ Thái Lan, dày 7 dem, đường kính phụ thuộc công suất máy theo bản vẽ thiết kế.
16.2 Đọc kỹ bản vẽ thiết kế, phối hợp giám sát công trình để thống nhất vị trí đặt cục lạnh và cục nóng.
16.3 Ống đồng máy lạnh treo trần hoặc âm tường theo thiết kế. Ống đồng treo trần cần treo bằng ty.
16.4 Ống thoát nước máy lạnh làm chống hôi, có thể đấu vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sinh hoạt, và bọc bảo ôn. Ống nước treo trần cần treo bằng ty.
17. CÔNG TÁC LÁT GẠCH:
17.1 Ron gạch:
+ Sàn mái ngoài trời: dùng ron 5mm.
+ Sàn sân thượng ngoài trời: dùng ron 3mm.
+ Sàn trong nhà, vệ sinh: dùng ron 2mm.
17.2 Gạch lát ốp phải đảm bảo độ phẳng, đường ron đều (Khi lát ốp gạch phải dùng ron chữ thập, nêm nhựa cân bằng gạch).
17.3 Thi công keo chà ron gạch:
+ Sàn mái, sân thượng ngoài trời, sàn vệ sinh: dùng keo chà ron sika chống thấm, trét keo vào đường ron đã cạo vệ sinh.
17.4 Sàn trong nhà (trừ sàn vệ sinh), tường ốp gạch trong nhà: dùng keo chà ron, trét keo vào đường ron đã cạo vệ sinh.
17.5 Sau khi thi công, phủ bạt (hoặc lót xốp) lên bề mặt gạch để bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở an toàn bảo vệ gạch lát.
17.6 Ốp gạch mặt tiền hoặc tường cao hơn 3,6m gạch nhỏ hơn 20x40: Dùng keo dán gạch 100%, hàng gạch dưới cùng cần đóng đinh thép và xẻ rãnh gạch gắn ngàm vào đinh.
17.7 Ốp gạch mặt tiền hoặc tường cao hơn 3,6m gạch (30x60, 30x30, 40x40): Dùng keo dán gạch 100%, đóng đinh thép vào tường, cắt ngàm gạch, trét keo vào gạch, ốp gạch vào tường, điều chỉnh ngàm vào vị trí đinh thép.
17.8 Ốp gạch mặt tiền hoặc tường cao hơn 3,6m gạch lớn hơn 30x60: Dùng keo dán gạch 100%, dùng bát sắt đóng vào tường, xẻ rãnh gạch, cho ngàm vào bát sắt để tăng cường gắn kết.
CHỌN KEO HAY HỒ DẦU ĐỂ ỐP GẠCH KHỔ LỚN
CÁCH ỐP GẠCH TƯỜNG KHỔ LỚN 600X1200
CÁCH LÁT GẠCH TƯỜNG KHỔ LỚN 1200X1200
CÁCH ỐP LÁT GẠCH ĐẠT CHUẨN ĐẸP
CÁCH ỐP GẠCH BAN CÔNG SẠCH VÀ ĐẸP
NHỮNG LƯU Ý KHI LÁT GẠCH MÁI
ỐP GẠCH ĐẸP HƠN BẰNG NẸP GÓC
ỐP GẠCH ĐẸP HƠN BẰNG NẸP GÓC
17. MỘT SỐ QUY TRÌNH THI CÔNG CHUNG:
CÁCH THI CÔNG TRẦN NHỰA GỖ
VÌ SAO PHẢI LÁT ĐÁ BẬU CỬA SỔ
THI CÔNG TẤM LỢP BITUM PHỦ ĐÁ
LAN CAN MÁI LÀM THẾ NÀO CHO AN TOÀN
CÁCH LÁT ĐÁ RAM DỐC ĐẸP MÀ KHÔNG BỊ TRƠN TRƯỢT
CÁCH THI CÔNG CỬA RA BAN CÔNG
CÁCH THI CÔNG TRANH MOSAIC
THI CÔNG SÂN BIỆT THỰ SẼ NHƯ THẾ NÀO
CÁCH THI CÔNG KHUNG XƯƠNG TRẦN GƯƠNG
CÁCH THI CÔNG HOA VĂN CHO BIỆT THỰ
THI CÔNG ĐẮP HOA VĂN ĐẦU CỘT
CÁCH LÀM THANG LÊN MÁI THUẬN TIỆN
CÁCH THI CÔNG MÁY LẠNH ÂM TRẦN CÓ ỐNG GIÓ
THI CÔNG LAN CAN NHÔM ĐÚC, TAY VỊN GỖ CẦU THANG
CÁCH THI CÔNG HỒ CÁ KOI TRÊN SÂN THƯỢNG
CÁCH THI CÔNG HOA VĂN ĐẦU CỘT
CÁCH THI CÔNG CHỈ ĐÁ CHO BIỆT THỰ
THI CÔNG NỘI THẤT, CHẤT LIỆU CHỦ NHÀ CẦN BIẾT
CÁCH THI CÔNG CHỈ GIÁC VÀNG
THI CÔNG NỘI THẤT
18. QUY TRÌNH KIỂM TRA NHẬN THIẾT BỊ:
+ Giám sát kiểm tra chủng loại vật tư như thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, phễu thu sàn… theo hợp đồng. Không đúng chủng loại theo hợp đồng thì trả về.
19. BIÊN BẢN XÁC NHẬN BÀN GIAO NHÀ CHO CHỦ NHÀ:
+ Giám sát lập biên bản bàn giao nhà cho chủ nhà ký xác nhận khi giao nhà.
20. Đội trưởng hướng dẫn thợ phụ thi công theo quy định này. Giám sát và chỉ huy trưởng giám sát, kiểm tra công tác thi công theo quy định này.
Một lần nữa, Sáng Tạo xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian quý báu đến với chúng tôi. Để tìm hiểu sâu hơn về quy trình thi công và những kinh nghiệm mà Sáng Tạo đã tích lũy, kính mời quý vị tham khảo thêm trên kênh Youtube của công ty theo đường link được cung cấp. Xin trân trọng cảm ơn!
https://youtube.com/playlist?list=PLdA3LINEK-3aLhtJR6NuPtvX_0wQeL52S&si=fi5st8hG_CQviA14
Nhà Đẹp Sáng Tạo |
Social Media |
Liên HệCÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
SÁNG TẠO Văn phòng chính : 7 đường số 6 , phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Liên Hệ : Phạm Văn Thạch ( Giám Đốc ) Hotline : 0971.079.522 - 0938.055.328 Zalo: 0938.055.328 Email: [email protected] Website: www.nhadepst.com |